KHÁM PHÁ ĐƯỜNG HẦM HẢI VÂN DÀI 6.3 KM ĐI XUYÊN QUA NÚI TỪ ĐÀ NẴNG - HUẾ
KỲ VĨ ĐÈO HẢI VÂN
Tiếp tục theo con đường thiên lý Bắc Nam, đèo Hải Vân hiện ra như dãy lụa trong mây, dài 20 km vắt ngang qua những dãy núi Trường Sơn cao ngất. Chênh vênh, một bên là vách núi, một bên là biển cả và thung lũng sâu thăm thẳm. Đỉnh đèo cao 500 mét, mây phủ quanh năm. Xưa kia, nơi này thuộc vương quốc Chăm-pa. Đèo Hải Vân là ranh giới giữa hai tỉnh Thừ Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng. Ngay trên đỉnh đèo, dấu vết thành lũy xưa kia vẫn còn sót lại.
Tiếp tục theo con đường thiên lý Bắc Nam, đèo Hải Vân hiện ra như dãy lụa trong mây, dài 20 km vắt ngang qua những dãy núi Trường Sơn cao ngất. Chênh vênh, một bên là vách núi, một bên là biển cả và thung lũng sâu thăm thẳm. Đỉnh đèo cao 500 mét, mây phủ quanh năm. Xưa kia, nơi này thuộc vương quốc Chăm-pa. Đèo Hải Vân là ranh giới giữa hai tỉnh Thừ Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng. Ngay trên đỉnh đèo, dấu vết thành lũy xưa kia vẫn còn sót lại.
Điều cực kỳ thú vị là, bước tường thành trên đỉnh đèo không chỉ tạo ra ranh giới giữa hai tỉnh thành, mà còn tạo ra sự ngăn cách của 2 miền khí hậu khác biệt đầy khắc nghiệt. Khí hậu sau đèo Hải Vân về phía Nam rất nóng, khí hậu phía bắc đèo nhiệt đới gió mùa. Những cơn mưa và gió bị bức tường núi cao 500 mét tạo thành những túi khí lớn khổng lồ đổ dồn vào TP Thừa Thiên Huế.
Đã hơn 700 năm qua từ khi con người xây dựng những con đường đi qua nơi này, quang cảnh đã ít nhiều thay đỗi, nhưng sự hùng vĩ của Hải Vân vẫn đứng cùng thời gian. Tạo hóa thật tuyệt vời
CON ĐƯỜNG TỬ THẦN
Hùng vĩ là vậy, đẹp đẽ là vậy, nhưng cũng đầy nguy hiểm!
Thật khủng khiếp để đi qua đèo Hải Vân nếu bạn là một người mới lấy bằng láy xe và không có kinh nghiệm láy xe cơ giới. Những người ngồi trong xe khách mỗi khi qua đèo Hải Vân thường nhắm nghiền mắt lại vì sợ hải độ cao cheo leo và ngoằn ngoèo gấp khúc, trong rất choáng.
Hành khách thường nhắm mắt cầu nguyện mong tai qua nạn khỏi mỗi khi qua đèo Hải Vân, đèo dài hơn 20 km đèo dốc cực kỳ nguy hiểm, đó là một thách thức và đầy tính mạo hiểm chỉ dành cho những người có máu đi phượt.
Thật may mắn, từ năm 2005, Hầm Hải Vân đã được khởi công xây dựng, sau 5 năm mới hoàn thành, giúp cho những bác tài xế và khách hành hương cảm thấy tiện lợi hơn khi đi xuyên qua Đà Nẵng tới Huế an toàn, nhanh chóng. Đường hầm dài 6.3 Km thay vì phải tốn kém rất nhiều công sức và gian nan để vượt đèo dài hơn 20km, nơi mà nhiều vụ tai nạn thương tâm do lật xe và rơi từ trên núi xuống vực thẳm.
Có hơn 50 chiếc camera quan sát (Bấm xem lắp đặt camera quan sát tại đây) được lắp tại những vị trí xung yếu trong đường hầm. Hệ thống báo động, âm thanh, radio, chiếu sáng để điều khiển giao thông.
NHỮNG ĐIỀU BÍ MẬT VỀ HẦM HẢI VÂN - 1 TRONG 30 ĐƯỜNG HẦM LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Đường hầm Hải Vân chính dài 6.3 km, rộng 10 mét, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m. Ngoài ra, còn có một đường hầm thoát hiểm chạy song song suốt chiều dài chính của đường hầm, rộng 4,7 m, cao 3,8 m. Còn có thêm hầm thông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m. Hầm ngang thông gió… Tổng cộng, phải xây dựng hết 15 km đường hầm. Thật là một kỳ tích của con người khi phải khoét núi xuyên qua.
Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000 m³.
Hệ thống thông gió
Để đảm bảo không khí trong đường hầm, người ta phải đào một cái giếng trời làm cửa thông gió được đào thông lên đỉnh núi Hải Vân dài hơn 1.810 m để lấy không khí, trong đường hầm còn lắp đặt 3 trạm xử lý không khí với 23 quạt thông gió. Các quạt thông gió này giống như động cơ cánh quạt trên máy bay phản lực có công suất 50 KW, gắn trên trần hầm ... sẽ hút và đẩy không khí đến trạm xử lý.
Cứ mỗi giây, hệ thống lọc và hút cung cấp 280 m3 không khí sạch cho đường hầm. Ngoài ra 3 trạm lọc không khí bằng tĩnh điện, mỗi trạm có công suất 1,5 MW có
nhiệm vụ hút lượng không khí bẩn, rồi xử lý đưa ra ngoài đồng thời cung cấp không khí sạch cho đường hầm.Nếu hệ thống thông gió cũng như hệ thống lọc không khí ngừng hoạt động, hành khách khi đi qua hầm có thể bị chết ngạt ngay lập tức.
Hệ thống chiếu sáng
Hầm được chiếu sáng bởi hơn 3.000 bóng đèn cao áp có tổng công suất 65 MW, tổng số tiền đã tiêu thụ điện năng cho chiếu sáng đường hầm là 25 tỷ đồng một năm. Con số kinh khủng lớn
Quy định khi đi qua hầm
Bạn phải nhớ nguyên tắc : bật đèn chiếu gần khi qua tất cả các đường hầm |
Bạn phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ và còn phải thực hiện những quy định sau: tốc độ tối thiểu 40 km/giờ, tối đa 70 km/giờ, khoảng cách tối thiểu giữa các xe trên cùng làn xe 50 mét.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong đường hầm như:
- Vượt, lùi và quay đầu xe.
- Dừng, đỗ xe.
- Để đất, đá, chất phế thải và các loại vật chất khác rơi vãi trong hầm.
- Bấm còi.
- Bật đèn ưu tiên.
- Bật đèn ở chế độ chiếu xa và các loại đèn có ánh sáng mạnh khác.
Phương tiện cấm lưu thông
- Người đi bộ.
- Các xe ô tô chở hàng độc hại, chất dễ cháy, chất nổ, hàng nguy hiểm.
- Xe ô tô kể cả hàng hóa có chiều cao lớn hơn 4,20m hoặc có chiều ngang lớn hơn 3,00m.
- Xe mô tô 3 bánh hoặc mô tô 2 bánh, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, xe thô sơ.
Trách nhiệm của lái xe.
- Bật đèn ở chế độ chiếu gần - đèn cốt.
- Mở radio sóng FM ở tần số 106MHz hoặc sóng AM ở tần số 702KHz.
- Quan sát biển báo, tín hiệu đèn giao thông.
Giá vé qua trạm thu phí hầm Hải Vân.
Các đây 3 năm, giá vé hồi đó là 20.000 - 25.000 đồng mỗi lượt đi qua. Riêng năm 2014 này, trạm thu phí chỉ còn lại trạm phía đầu hầm Đà Nẵng, giá chỉ còn 15.000 đồng. Nếu bạn đi qua hầm từ hướng TT Huế thì sẽ không phải nộp phí nữa. Chúc mừng bạn nào đi từ Bắc vào Nam nhé vì không phải mất thêm 15.000 đồng, thay vào đó là để mua tách cà phê uống vào cho tỉnh táo để ngắm cảnh đẹp của đường hầm Hải Vân.
Vài cảnh đẹp tại đường hầm Hải Vân mà Dương Lễ chụp được.
Trạm thu phí hầm Hải Vân đầu phía Đà Nẵng |
Một trạm dừng chân trước hầm, đầu Đà Nẵng |
Hệ thống chiếu sáng trong đường hầm Hải Vân |
Đầu ra khỏi hầm Hải Vân phía TT Huế |
Qua khỏi hầm, là bãi biển thuộc Huế, khung cảnh rất bình yên |
Bắt đầu vào Huế |
Viết từ chuyến đi của Dương Lễ
Chúc thành công và sức khỏe
Post a Comment